Đã từ rất lâu cái tên gọi thiền viện Minh Đức đã ăn sâu vào lòng biết bao
người Phật tử và khách hành hương bởi cái không khí trong lành, những thắng cảnh
đơn sơ kết hợp với vẻ đẹp thiên nhiên của một vùng núi cộng với một khoảng không
gian tự do, thoải mái sau khi nghe một thời pháp và xem văn nghệ Phật giáo. Tất
cả những gì diễn ra ở đây chỉ đặc trưng nơi này mới có được vì vậy mà Phật tử và
du khách dù có đi đâu, đến olymp trade đâu cũng đều rất thích ghé lại nơi này trong các tour
du lịch TP. Hồ Chí Minh – TP. Vũng Tàu và các tỉnh miền Đông, miền Tây – TP.
Vũng Tàu.
CLICK ĐỌC TIẾP ...
Theo trục quốc lộ 51, tới ngã ba đường
vào di tích khu Căn Cứ Núi Dinh thuộc thôn Phước Thành, xã Tân Hòa,
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng chính là đường vào
thiền viện Minh Đức. Tuy nhiên, nơi đây du khách lại đặt cho cái tên
đường rất ư là “thoát tục”; tức ngã ba núi Bồng Lai Tiên Cảnh. Không
phải ngẫu nhiên mà có cái tên này. Tất cả bắt đầu bằng những câu
chuyện khai sơn thiền viên Minh Đức trong những ngày gian nan mới
thành lập mà du khách quen gọi là chùa Bồng Lai. Đại đức đạo hiệu
Thích Minh Đức, thế danh là Đặng (Phan) Văn Kiềm (sở dĩ mang họ Đặng
là vì khi còn nhỏ, thân phụ được một gia đình họ Đặng nuôi dưỡng),
sanh ngày 17/12/1942 (nhằm ngày mùng 10/11 ÂL năm Nhâm Ngọ), tại ấp
Long Hoà, xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; thân phụ là
cụ ông Đặng Văn Há và thân olymp trade website mẫu là cụ bà Lê Thị Đời. Năm 1972, Đại
đức rời quê hương đi du hoá khắp Sài gòn, rồi lần lượt đến các tỉnh
miền Đông và miền Tây, vừa tự tu vừa tuỳ duyên thuyết pháp, tiếp độ
người hữu duyên. Trong khoảng thời gian này, Ngài nương Hòa thượng
đạo hiệu Thích Hồng Tại, thế danh Đoàn Trung Còn tu học. Mãi đến năm
1989, Đại đức mới xuất gia dưới sự chứng minh của Hoà thượng đạo
hiệu Thích Đồng Huy (Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu) và thọ giới Sa di tại Giới đàn Long Thiền (Đồng Nai). Năm 1993,
Ngài thọ giới Tỳ kheo tại Giới đàn Thiện Hòa I (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Và kể từ đó, Đại đức là một trong những người "tiên phong" trong sự
nghiệp hoằng pháp độ sanh, phát triển GHPGVN xã Hội Bài (nay là xã
Tân Hoà) hưng thịnh như ngày nay. Bên cạnh đó, Đại đức rất tích cực
hoạt động và đóng góp rất lớn trong công tác Phật sự của GHPGVN tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiệm kỳ II, III, IV và V với chức danh Thường
trực ban Trị sự, Trưởng ban Văn hóa ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, Phó ban Trị sự GHPGVN liên xã Hội Bài (Tân Hòa – Tân Hải –
Tóc Tiên), nhiệm kỳ II, III và IV. Năm 1983, Đại đức thành lập thiền
viện Minh Đức (năm 1994, chính thức đại trùng tu Chánh điện) và tu
viện Tam Quy. Năm 1993, chùa Tịnh Độ. Năm 1994, tịnh thất Tường Vân
và Di Đà sơn. Riêng thiền viện Minh Đức là địa điểm du lịch tâm linh
nổi tiếng nhất trong khu vực núi Dinh nầy. Nhớ lại ngày nào Thầy về
đây vùng núi hoang vu, vắng vẻ, chỉ toàn là cỏ, nhiều loại thú rừng,
lưa thưa chỉ có mấy ngôi nhà của dân và vài am cốc lá của các nhà sư
tu hành muốn xa lánh chốn phồn hoa đô thị. Điện thì chưa có, đường
thì chỉ là lối mòn nhỏ sau khi đi lại nhiều cỏ bị mòn không mọc lên
được, còn muốn sử dụng nước thì phải xây hồ để lấy nước từ suối. Sau
khi thầy trò nỗ lực khai hoang bằng cách ban ngày thì bứng đá, trồng
rừng, làm rẫy… tự tìm kế sinh sống, ban đêm thì tinh tấn tu olymp trade forex hành…
Vài năm sau đó, thiền viện được dựng lên; tường thì được làm bằng
vách đất, mái thì lộp lá. Lúc này, Phật tử và khách hành hương khắp
nơi đổ về yêu cầu thầy giảng pháp, đặc biệt là muốn nghe pháp kệ của
thầy. Khi Thầy ngâm kệ thì thật sự làm cho người ta “rúng động” cả
tâm tư, tình cảm và muốn tu hành ngay lập tức! Với sự trợ duyên của
Chính quyền địa phương, sự ủng hộ của GHPGVN tỉnh nhà và đặc biệt
nhất là sự tín tâm của cư sĩ Phật tử, đàn na thí chủ, Thầy đã thành
lập được một ban văn nghệ Phật giáo với nhân lực trong thiền viện
nhằm phục vụ nhu cầu văn nghệ cho Phật tử cũng như du khách khi dừng
chân nghỉ lại qua đêm nơi đây. Từ đó, tiếng lành đồn xa, chỉ duy
nhất tại thiền viện này có chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh cho
Phật tử và khách hành hương nghỉ lại qua đêm. Và cũng từ đó, thu hút
nhiều Tăng, Ni, Phật tử về đây xây dựng tự, viện, tịnh xá, tịnh thất
tu hành. Giáo hội Phật giáo Việt Nam xã Hội Bài được thành lập để
sách tấn và quản lý sự tu học và sinh hoạt của hàng ngàn Tăng, Ni và
Phật tử, rồi hàng trăm hộ dân kéo đến sinh sống bằng nghề buôn bán.
Hiện nay, thì nơi đây qui tụ vài chục ngôi tự, viện, tịnh xá, tịnh
thất, niệm Phật đường với cả ngàn Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử
tu hành, tạo thành một hình ảnh đẹp “xứ Phật” giữa chốn “trần gian”.
Cùng với sự phát triển ấy mà cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện
và nâng cao với phương châm Nhà nước, tu sĩ và nhân dân cùng làm
đường xá, cầu cống, điện đường, trường trạm và nước sạch. Vào những
ngày lễ lớn như Phật đản, khánh đản Phật Di Đà, vía Quan Thế Âm Bồ
Tát, mùa Vu Lan - Báo Hiếu v.v… thu hút vài ngàn người. Hàng năm, có
khoảng vài chục ngàn người đến đây vì nhu cầu tín ngưỡng tâm linh
cũng như khao khát một đời sống tinh thần bình an và hạnh phúc đích
thực. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi và hành trì Phật pháp,
Đại đức đã thuyết giảng hàng ngàn thời pháp, trong đó đặc biệt nhất
là pháp kệ của Thầy đã làm "thức tỉnh" những ai chưa hề một lần biết
"quay trở lại với chính mình". Hàng triệu cuốn băng Cassettes, đĩa
MP3, CD, VCD, DVD đã được phát hành và cập nhật thường xuyên trên
trang mạng Phật giáo www.thienvienminhduc.com và nhiều người đã tìm
đến đây sau khi nghe pháp âm của Thầy. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho chư Ni an cư trong ba tháng mùa mưa; năm 1993, Đại đức mở trường
Hạ và liên tục duy trì trường hạ Ni trong 19 mùa an cư; mở lớp dạy
giáo lý, Phật thất cho cư sĩ; mở lớp học tình thương; đóng góp công
tác từ thiện xã hội; xây dựng nhà tình thương cho địa phương; trồng
cây gây rừng, tích cực tham gia phòng chóng cháy và bảo vệ rừng theo
dự án 327 của Nhà nước; cứu trợ, ủy lạo đồng bào nghèo, khó khăn,
trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ quỹ khuyến học cho trẻ em nghèo hiếu học
tại địa phương… Ngày nay, thì thiền viện tương đối khang trang với
nhiều thắng cảnh gây ấn tượng trong lòng du khách. Bên cạnh, thiền
viện là đài Quan Âm đứng trên hồ trông hướng ra đường lộ tượng trưng
cho tấm lòng của Bồ Tát luôn có mặt khắp nơi phổ độ chúng sanh. Hình
tượng và ý nghĩa của Bồ Tát Quan Âm ngày nay hầu hết Phật tử đều rất
tôn kính và tin tưởng tuyệt đối. Cổng vào thiền viện vừa xây dựng
lại vào năm 2008. Chánh điện xây dựng kiểu cổ lầu trông rất thoáng
và mang đậm nét cổ kính. Bên phải chánh điện là dãy nhà khách và
cũng là nơi chúng Ni An cư Kiết hạ sạch sẽ và thoáng mát. Bên trái
chánh điện vừa là giảng đường vừa là sân khấu phục vụ văn nghệ Phật
giáo có sức chứa hàng ngàn người vào những dịp lễ lớn của thiền
viện. Nhà Tổ và nơi sinh họat chúng Ni nối tiếp bên cạnh sau khu
giảng đường. Phía trước chánh điện là hòn non bộ với cảnh trí vườn
Lâm Tỳ Ni nơi thái tử Sĩ Đạt Ta đản sanh trên có chín rồng phun
nước. Bên cạnh là tượng đức Bổn Sư Thích Ca và bệ thờ bằng đá hoa
cương tôn trí bốn cảnh: Vườn Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc
Uyển và Câu Thi Na, được xây dựng năm 2005. Kế tiếp là thập tháp
bằng đá khối thờ thập đại đệ tử của đức Phật, phía sau là 10 bức
tranh chăn trâu, xung quanh là lan can để hành hoặc tọa thiền. Kế
bên là khu vườn Nai với cảnh trí Phật Chuyển pháp luân tiếp độ năm
anh em Kiều Trần Như, xây dựng năm 2006. Bên cạnh là trụ đá đầu sư
tử được mô phỏng theo trụ đá của vua Asoka, người có công đóng góp
rất lớn trong việc phục hưng Phật giáo và Kết tập Kinh điển lần thứ
ba ở Ấn Độ, 100 năm sau khi đức Thế Tôn Niết Bàn. Phía sau những
cảnh trí này là tháp bằng đá khối (xây dựng năm 2010) sẽ tôn thờ Sư
phụ Thích Minh Đức – Người đã khai sáng và phát triển rực rỡ một khu
“Bồng Lai Tiên Cảnh” từ khu rừng núi nhiều thú, ít người này. Tổng
thể khuôn viên thiền viện chỉ khoảng hai mẫu đất, xung quanh được
trồng nhiều cây cảnh lại được chăm sóc cẩn thận nên hoa trong chậu
lúc nào cũng trổ hương thơm ngào ngạt, nhất là loài nguyệt quế, mai
chiếu thủy… Một khu nhà trù phục vụ Phật tử, khu nhà dành riêng cho
cư sĩ và khu nhà lá mát mẻ, tất cả tiện nghi sinh họat đều tương đối
đầy đủ, sạch sẽ và thoáng mát. Phật tử và khách hành hương về đây
dùng bữa và nghỉ ngơi đều hài lòng vì không khí ở đây vừa ấm cúng,
thân thiện như trong gia đình lại vừa tự do, thoải mái và thanh thản
như chốn “Bồng Lai”. Một điểm đặc biệt nữa là xung quanh vùng núi
này chùa chiềng nhiều hơn nhà dân và số luợng tu sĩ chiếm đại đa số.
Riêng dịch vụ thương mại từ du khách đến thiền viện nuôi sống khoảng
30 hộ dân địa phương. Và cái tên núi Bồng Lai Tiên Cảnh quả thật là
không có gì làm lạ trong lòng những du khách hơi “khó tính”! Chỉ một
lần du khách ghé lại đây thôi thì cũng đủ cảm nhận cái đạo, và cái
tình người ở chốn này. Riêng thiền viên Minh Đức đã nỗ lực hết sức
mình trong việc hoằng pháp lợi sanh với phương châm “phục vụ chúng
sanh tức cúng dường chư Phật” đã góp phần không nhỏ trong việc xây
dựng ngôi nhà chung Giáo hội của tỉnh nói riêng, Phật giáo Việt Nam
và quê hương đất nước nói chung. Tuy so với những thắng tích chùa
chiềng trong cả nước thì lượng khách đến đây cũng còn khiêm tốn,
nhưng sự thu hút du khách đến đây bởi điểm đặc trưng hấp dẫn riêng
biệt thì chỉ nơi này mới có. Tuy nhiên, thiền viện Minh Đức cũng còn
đó những mối ưu tư, trăn trở cần phải khắc phục nhất là vấn đề các
hộ dân buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, vệ sinh an toàn thực phẩm
và an ninh trật tự trong sinh hoạt của du khách khu vực trước cổng
chùa. Điều này rất cần sự hợp tác và quản lý chặt chẽ của ngành Du
lịch và Chính quyền địa phương. Nếu làm tốt công tác này thì trong
tương lai gần núi “Bồng Lai Tiên Cảnh” sẽ nhanh chóng trở thành một
trong những trọng điểm du lịch tâm linh, tham quan tour TP. HCM,
miền Đông, miền Tây – núi “Bồng Lai Tiên Cảnh” không những chỉ có
giá trị về mặt tâm linh mà còn có cả giá trị về mặt kinh tế và môi
trường sinh thái. TRỞ VỀ ĐẦU TRANG